“Quyền được làm đẹp” – Quan điểm và góc nhìn của NSƯT Chiều Xuân

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, người phụ nữ thường có những mối bận tâm khác nhau. Họ mải mê đi tìm lý tưởng sống lúc tuổi còn trẻ, hy sinh tuổi thanh xuân khi đã có gia đình và tận tâm cho con cháu lúc về già. Có nhiều lý do khác nhau để họ quên đi nhan sắc của mình đang “tàn phai” mỗi ngày, quên đi quyền được làm đẹp và dễ dàng ngừng lại hành trình làm đẹp của chính mình.

Khi xã hội không đánh giá cao một người phụ nữ BIẾT LÀM ĐẸP

Mặc dù trong xã hội công bằng và bình đẳng giới, người phụ nữ đã có thể thoát khỏi những định kiến lạc hậu, tự do làm điều mình muốn, nhưng đâu đó họ vẫn để vuột mất quyền tối thiểu với người phụ nữ – quyền được làm đẹp.

Bởi những tiêu chí đánh giá khắc nghiệt của người đời rằng hình ảnh những người phụ nữ tần tảo làm việc, tất bật trong bếp, bận rộn chăm con thường nhận được nhiều lời tán thưởng hơn hình ảnh một người phụ nữ đang tỉ mẩn vỗ về làn da.

Trong thâm tâm nhiều người phụ nữ, họ chưa bao giờ tự tin với ngoại hình của mình nhưng vẫn chấp nhận. Bởi tất cả mọi người đều đang đánh giá vẻ đẹp của người phụ nữ là nét đẹp về tâm hồn và sự hy sinh nhiều hơn. Nhưng thật ra còn một tiêu chí đánh giá quan trọng không kém đó là vẻ đẹp người phụ nữ theo một nghĩa đen hoàn chỉnh. Đó là nét đẹp tỏa ra từ vẻ bề ngoài rạng rỡ với sự tự tin là chính mình của người phụ nữ.

Làm đẹp là đặc quyền của phụ nữ
Yêu cái đẹp, thích làm đẹp là đặc quyền của mỗi người phụ nữ, cho dù bạn có ở độ tuổi nào

LÀM ĐẸP là cả hành trình chắp bước yêu thương chứ không phải là quãng thời gian ích kỷ

Có câu nói vui giữa những bạn trẻ rằng “Giờ còn trẻ hãy lo mà tận hưởng, chăm sóc bản thân đi”. Câu nói đã đúng một phần vì đã là người có gia đình, phụ nữ trách nghiệm và hy sinh hơn bao giờ hết. Đó là những vết nám khi thay đổi nội tiết tố vì mang thai, đó là những đêm trằn trọc không ngủ chăm sóc gia đình hay những nếp nhăn hằn sâu trên mặt vì lo tính cho con cái. Họ đã âm thầm chấp nhận điều đó và kết thúc hành trình làm đẹp của mình.

Thực ra, việc làm đẹp không đơn giản là mỗi ngày hai lần và mất hàng giờ để thực các bước chăm sóc da, bôi kem chống nắng hay son phấn mỗi khi ra đường. Mà làm đẹp hay hành trình tìm lại quyền được làm đẹp là để người phụ nữ thấu hiểu và tự biết yêu thương bản thân. Chính vì một lẽ, khi họ đẹp lên, họ sự tự tin, thoải mái hơn thì họ sẽ hạnh phúc và có một nguồn năng lượng tích cực. Từ biết cách yêu thương bản thân mình họ mới thực sự biết cách yêu thương những người xung quanh.

Phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có quyền LÀM ĐẸP!

Nếu như ở tuổi 20, phái đẹp tự hào vì sự trẻ trung, làn da căng tràn sức sống thì đến năm 30 tuổi cần dồn sức sự nghiệp thăng tiến; người đã lập gia đình muốn lo lắng chu toàn cho chồng con; hay đến ngưỡng 40, 50 bước sang tuổi xế chiều, việc làm đẹp luôn vẫn luôn quan trọng và phụ nữ luôn có quyền được làm đẹp. Đẹp trước hết là sức khỏe cho bản thân, sau đó là niềm vui trong cuộc sống. Làm đẹp đôi khi cũng là điểm kết nối yêu thương, tìm lại chính mình, hay là bước đầu chinh phục một mục tiêu trong sự nghiệp.

Làm đẹp không có giới hạn về tuổi tác
Không có giới hạn tuổi tác nào cho nấc thang làm đẹp vì cái đẹp là bất tử và người yêu, thích làm đẹp luôn được chào đón!

Hãy luôn nhớ rằng, việc chăm sóc làn da tuyệt đối không phải là một gánh nặng duy trì nhan sắc, lại càng không thể bị “chi phối” bởi một người nào khác. Chính bản thân người phụ nữ cần ý thức rằng, làm đẹp là cách một người phụ nữ thể hiện sự quan tâm và trân trọng dành cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.

Làm đẹp - Điểm kết nối yêu thương giữa những thành viên trong gia đình
Làm đẹp – Điểm kết nối yêu thương giữa những thành viên trong gia đình

Dù hiện tại hay tương lai cũng sẽ không bao giờ có điểm giới hạn cho việc làm đẹp và nhan sắc của người phụ nữ. Từng có câu: “Bạn có thể lộng lẫy ở tuổi 30, quyến rũ ở tuổi 40 và hấp dẫn suốt phần còn lại của cuộc đời”. Thích làm đẹp là một thái độ, biết làm đẹp lại là một tài năng mà quyền được làm đẹp chính là điều người phụ nữ cần được cổ vũ hơn cả.

Trích dẫn từ nguồn: https://saostar.vn/dep-360/o-tuoi-nao-phu-nu-co-quyen-lam-dep-202105071549098657.html